Video edogawa rampo anime

Thử thách với nhiều nghề trước khi trở thành nhà văn trinh thám

Edogawa Ranpo chụp vào năm 1912. Ảnh: @polipofawysu

Sinh ra tại Nabari, tỉnh Mie vào ngày 21/10/1894, Edogawa Ranpo (江戸川 乱歩) tên khai sinh là Hirai Tarou. Ông là con trai trong gia đình có cha là thương nhân, từng hành nghề luật sư, còn ông nội vốn là một chiến binh Samurai phục vụ ở miền Tsu. Lúc Ranpo được 2 tuổi, cả gia đình đã chuyển đến sống tại Nagoya, thủ phủ của tỉnh Aichi.

Edogawa Ranpo chụp vào năm 1912. Ảnh: @polipofawysu

Thuở nhỏ, Ranpo say mê các tác phẩm chuyển thể và bản dịch tóm tắt của những truyện trinh thám tiếng Anh có mặt tại Nhật Bản lúc bấy giờ. Vào năm 1912, ở tuổi 17, ông nhập học trường Khoa học chính trị và kinh tế thuộc Đại học Waseda, Tokyo. Trong thời gian còn là sinh viên, Ranpo dành hàng giờ liền chìm đắm trong các tác phẩm trinh thám của nhiều tác giả như Edgar Allan Poe, Arthur Conan Doyle và một số tên tuổi khác.

Sau khi tốt nghiệp vào năm 1916, với tấm bằng kinh tế trong tay, Ranpo đã kinh qua rất nhiều công việc khác nhau như biên tập báo, vẽ truyện tranh cho các tạp chí, thậm chí ông còn tự mở quầy mì Soba bên đường hay làm việc tại một hiệu sách cũ.

Bảy năm sau đó, vào năm 1923, ông đã “debut” với truyện trinh thám “二銭銅貨 – Ni-sen Douka”, tạm dịch “Đồng xu hai sen” và lấy bút danh là “Edogawa Ranpo”. Nếu đọc nhanh cái tên này, sẽ phát hiện nó khá giống với tên thần tượng Edgar Allan Poe của ông.

Read more  Shadow House: Bí ẩn ngôi nhà ma ám
Bản thảo viết tay tác phẩm “Ni-sen Douka” tại Đại học Rikkyou. Ảnh: Nippon

Tác phẩm đầu tay của Ranpo đã xuất hiện trên tạp chí nổi tiếng Shin Seinen dành cho độc giả vị thành niên. Trước đây, tạp chí thường chỉ ra mắt tác phẩm của nhiều cây bút phương Tây như Arthur Conan Doyle, nhưng đây là lần đầu tiên họ tạo bước đột phá khi xuất bản truyện trinh thám của một tác giả người Nhật. “Đồng xu hai sen” khiến nhiều nhà phê bình sửng sốt bởi lối xây dựng cốt truyện đầy logic để giải quyết những bí ẩn, với những tình tiết, bối cảnh đậm chất Nhật Bản. Cụ thể, truyện đề cập đến một đoạn mật mã liên quan đến Niệm Phật và chữ nổi Braille Nhật Bản (hay còn gọi là chữ Tenji).